Tranh luận và nghi ngờ Ấm_lên_toàn_cầu

Chính trị

Điều 2 của Công ước khung LHQ ghi rõ mục đích nhằm đạt "sự ổn định nồng độ khí nhà kính."[110] Để ổn định nồng độ CO2 trong khí quyển, lượng khí thải toàn cầu cần phải được cắt giảm mạnh so với mức hiện tại.[111]

Hầu hết các quốc gia đều tham gia vào UNFCCC.[112]Mục tiêu cuối cùng của công ước này là ngăn chặn sự can thiệp nguy hiểm của con người vào hệ thống khí hậu.[113]Như đã được đề cập trong Công ước, theo đó Công ước yêu cầu nồng độ GHG được duy trì ổn định trong khí quyển ở mức mà hệ sinh thái có thể thích nghị tự nhiên với biến đổi khí hậu, sản lượng lương thực không bị đe dọa, và sự phát triển kinh tế có thể tiến hành một cách bền vững.[114] Công ước Khung được thông qua năm 1992 nhưng kể từ đó, phát thải toàn cầu vẫn gia tăng.[115] Trong quá trình thương lượng, G77 (một nhóm đang vận động hành lang tại Liên Hiệp Quốc đại diện cho 133 quốc gia đang phát triển)[116]:4 đã thúc đẩy một nhiệm vụ đòi hỏi các nước đang phát triển phải đi đầu trong việc cắt giảm phát thải khí nhà kính.[117] Điều này đã được chứng minh trên cơ sở rằng: phát thải khí nhà kính của các nước đang phát triển đóng góp hầu hết vào tổng lượng GHG trong khí quyển; lượng phát thải trên đầu người vẫn đang tương đối thấp ở các quốc gia đang phát triển; và lượng phát thải của các nước đang phát triển có thể tăng để đạt những nhu cầu phát triển kinh tế của họ.[118]:290 Nhiệm vụ này được giữ từ Nghị định thư Kyoto sang Công ước khung,[118]:290 và có hiệu lực vào năm 2005.[119]

Trong việc phê chuẩn nghị định thư Kyoto, hầu hết các quốc gia đang phát triển chấp nhận các cam kết về mặt pháp lý để hạn chế lượng phát thải của họ. Những cam kết vòng đàm phán thứ nhất đã hết hạn năm 2012.[119]Tổng thống Hoa Kỳ khi đó là George W. Bush đã từ chối thỏa thuận trên cơ sở là "nó miễn trừ 80% của thế giới, bao gồm các nước có dân số đông dân như Trung Quốc và Ấn Độ trong việc tuân thủ Nghị định thư nào, và có thể gây ra những tổn hại nghiêm trọng đối với nền kinh tế của Hoa Kỳ."[116]:5

Tại hội nghị thượng đỉnh các bên lần thứ 15 của UNFCCC, diễn ra vào năm 2009 tại Copenhagen, nhiều quốc gia thành viên UNFCCC đã lập ra Copenhagen Accord.[120][121]Các bên liên quan với Accord (140 quốc gia, tính đến tháng 11/2010)[122]:9mục đích nhằm hạn chế sự gia tăng nhiệt độ trong tương lai trung bình dưới 2 °C.[123]

Hội nghị lần thứ 16 COP16 đã diễn ra tại Cancún năm 2010. Nó đã đạt được thỏa thuận, không phải hiệp ước ràng buộc, theo đó các bên tham gia cần có những hành động gấp rút để giảm phát thải khí nhà kính để đạt được mục đích hạn chế sự ấm lên toàn cầu đến 2 °C cao hơn nhiệt độ thời kỳ tiền công nghiệp. Hội nghị cũng công nhận rằng sự cần xem xét mạnh nữa để đạt được sự gia tăng nhiệt độ ở mức 1,5 °C.[124]

Những phát hiện khoa học được công bố ngày càng nhiều xung quanh hiện tượng ấm lên toàn cầu đã dẫn đến những tranh luận về kinh tế và chính trị.[125] Các khu vực nghèo đặc biệt là châu Phi đang đứng trước nguy cơ đe dọa từ những ảnh hưởng của hiện tượng ấm lên toàn cầu, trong khi lượng phát thải của họ rất ít so với các nước phát triển.[126] Việc miễn áp dụng Nghị định thư Kyoto đối với các quốc gia đang phát triển là lý do để Hoa KỳChính phủ Úc trước đây từ chối ký vào nghị định này.[127][128] Một điểm khác cần phải đề cập đến là mức độ của nền kinh tế mới nổi như Ấn ĐộTrung Quốc cần phải hạn chế lượng phát thải của họ.[129] Hoa Kỳ đề cập rằng nếu họ phải bỏ ra một khoảng chi phí để giảm lượng phát thải thì Trung Quốc cũng phải thực hiện tương tự[130][131]phát thải CO2 bình quân đầu người của Trung Quốc hiện đã vượt hơn so với Hoa Kỳ.[132][133][134] Trung Quốc đã khẳng định rằng họ ít có nghĩa vụ giảm lượng phát thải khi mà lượng phát thải bình quân đầu người và trách nhiệm bình quân đầu người của nước họ ít hơn Hoa Kỳ.[135] Ấn Độ trước đây cũng được miễn, đã phát biểu tương tự Trung Quốc.[136]

Truyền thông

Cuộc khảo sát năm 2007–2008 của Gallup Poll đối với 127 quốc gia. Hơn 1/3 dân số thế giới đã không ý thức được hiện tượng ấm lên toàn cầu, đối với các nước đang phát triển thì mức độ nhận thức thấp hơn các nước phát triển, và châu Phi là ở mức thấp nhất. Về vấn đề nhận thức, các nước dẫn đầu ở châu Mỹ Latin tin rằng sự biến đổi nhiệt độ là hậu quả do các hoạt động của con người trong khi châu Phi, các vùng của châu Á và Trung Đông, và một vài quốc gia thuộc Liên Xô thì không cho là vậy.[137] Ở phương Tây, các quan điểm về khái niệm và phản ứng cũng có 2 luồng khác nhau. Nick Pidgeon thuộc Cardiff University nhận thấy rằng "các kết quả cho thấy có những giai đoạn khác nhau về hiện tượng ấm lên toàn cầu ở hai bờ Đại Tây Dương "; ở châu Âu tranh luận về các phản ứng của môi trường là thích hợp còn Hoa Kỳ tranh luận rằng liệu biến đổi khí hậu có đang diễn ra hay không.[138]

Các cuộc tranh luận cân nhắc đến lợi ích của việc giới hạn phát thải khí nhà kính công nghiệp so với chi phí thiệt hại mà các biến đổi này có thể gây ra.[98] Sử dụng ưu đãi kinh tế, năng lượng thay thế và tái đạo đã được đặt ra để giảm lượng phát thải trong khi xây dựng cơ sở hạ tầng.[139][140] Các tổ chức thương mại như Competitive Enterprise Institute, các nhà bình luận bảo thủ, và các công ty như ExxonMobil dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu của IPCC, đã tài trợ cho các nhà khoa học không đồng tình với quan điểm khoa học, và cấp chi phí cho các dự án riêng của họ nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn.[141][142][143][144] Một số công ty nhiên liệu hóa thạch đã cố gắng giảm quy mô sản xuất trong những năm gần đây,[145] hoặc kêu gọi các chính sách giảm hiện tượng ấm lên toàn cầu.[146] Một số nghiên cứu còn liên hệ gia tăng dân số với lượng phát thải và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.[147][148][149]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ấm_lên_toàn_cầu ftp://texmex.mit.edu/pub/emanuel/PAPERS/NATURE0390... http://www.smh.com.au/news/environment/rudd-signs-... http://www.abc.net.au/news/stories/2007/09/19/2037... http://www.ipcc.ch/ http://www.ipcc.ch/ipccreports/ar4-wg2.htm http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/syr/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a... http://www.ipcc.ch/pdf/assessment-report/ar4/wg1/a...